Yến sào là gì?
Từ “Yến” là muốn chỉ đến loài chim yến. Từ “sào” trong “yến sào” có nghĩa là tổ. Vì thế, yến sào còn có tên gọi khác là tổ yến.
Hình dạng của yến sào giống như một chiếc chén trà bổ đôi, được lấy từ nước dãi của loài chim yến. Nước dãi của chim yến khi tiếp xúc với không khí sẽ bị đông cứng lại và tạo thành tổ yến. Tổ yến trong tự nhiên được tìm thấy nhiều trên vách đá, hang động.
Đối tượng và liều lượng sử dụng yến sào tham khảo
Mặc dù, yến sào mang lại rất nhiều dưỡng chất và tốt cho mọi đối tượng. Nhưng để mang lại hiệu quả cao thì việc lựa chọn yến sào ăn như thế nào để phù hợp với lứa tuổi cũng là một biện pháp tốt để phát huy hết tất cả các công dụng của yến sào, cụ thể như sau:
Đối với trẻ em
Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi trở xuống: Đây là giai đoạn hệ tiêu hóa của trẻ chưa được tốt, chưa hấp thu được hết chất dinh dưỡng có trong yến. Giai đoạn này các bà mẹ chỉ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn không nên sử dụng yến sào nhé
Đối với trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi: Giai đoạn này hệ tiêu hóa ở trẻ ổn định từ từ và trẻ bắt đầu tập ăn. Các bà mẹ có thể bắt đầu bằng việc cho bé ăn qua cháo yến với tần suất 1 lần/tuần. Ở giai đoạn này bé chỉ nên dùng 50gram/tháng. Nếu khi dùng xuất hiện tình trạng đau bụng, ba mẹ nên cho bé ngừng sử dụng ngay.
Đối với trẻ em từ 3 tuổi trở lên: Lứa tuổi này, trẻ em bước vào giai đoạn phát triển cả thể chất lẫn trí não và cần được bổ sung rất nhiều năng lượng để bước đầu phát triển, giúp tăng cường chiều cao và phát triển một cách toàn diện. Vì vậy đây là lứa tuổi được xem là phù hợp nhất để bắt đầu sử dụng yến sào. Ở giai đoạn này có thể cho trẻ dùng 2 lần/tuần và khoảng 100gram/tháng.
Đối với phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai cũng cần phải xem xét lại tình hình sử dụng yến sào tinh chế đúng cách qua từng thời kỳ thai sản, cụ thể như sau:
- Từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 3 của thai kỳ: Phụ nữ mang thai không nên sử dụng yến sào.
- Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 7 của thai kỳ: Giai đoạn này hệ miễn dịch bắt đầu phát triển, thai nhi cần được bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết và trong lúc này hệ tiêu hóa của thai nhi đạt trạng thái tương đối ổn định. Vì vậy trong giai đoạn này, phụ nữ có thể dùng yến sào để bổ sung dinh dưỡng với liều lượng khoảng 6 đến 7 gram, trung bình khoảng 100gram/tháng.
- Từ tháng thứ 8 và 9: Trong giai đoạn này việc bổ sung yến là không thật sự là cần thiết. Bởi vì, trong giai đoạn này, thai nhi đã phát triển gần như hoàn thiện. Các bà mẹ chỉ nên dùng với liều lượng nhỏ và cách ngày, khoảng 70gram/tháng.
Đối với người cao tuổi
Những người lớn tuổi là một trong các đối tượng cần sử dụng yến sào để bồi bổ sức khỏe. Vì trong yến sào có hàm lượng Proline và Acid Aspartic sẽ giúp tái tạo tế bào. Ngoài ra, yến sào còn giúp tăng cường hồng cầu, phục hồi các tế bào đã bị tổn thương và ngoài ra còn giúp chống lại quá trình lão hóa.
Liều lượng khuyến cáo sử dụng: khoảng 5gram/lần và khoảng 150gram/tháng đối với tháng đầu tiên. Bắt đầu từ tháng thứ hai về sau có thể dùng 6gram/lần và khoảng 90gram/tháng.
Đối với người bị bệnh, ốm
Yến sào được xem là một trong những thực phẩm tốt giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe tương đối nhanh, giúp cơ thể phục hồi khi bị tổn thương hồng cầu cùng với một số acid amin giúp phục hồi các tế bào cơ. Đặc biệt, tổ yến còn có khả năng giúp các bệnh nhân bị ung thư phục hồi sau khi thực hiện các đợt xạ trị, hóa trị, các bệnh nhân trải qua những đợt phẩu thuật. Đối với các bệnh nhân đang được điều trị bệnh nên sử dụng thường xuyên, trung bình khoảng 100gram/tháng. Người bệnh mỗi lần ăn khoảng 3gram yến.
Cách chế biến và cách ăn yến sào đúng cách hiệu quả
Có rất nhiều cách để chế biến yến sào một cách hiệu quả, cũng như có nhiều món ăn chế biến từ yến sào nguyên chất. Trong đó có thể kể đến món yến sào chưng đường phèn. Và phương pháp chưng cách thủy là cách chế biến yến sào giữ được trọn vẹn các chất dinh dưỡng nhất.
Ngoài ra còn có cháo yến sào, chè tổ yến, tổ yến chưng hạt sen,…. để nấu các món này thì nên chưng yến xong rồi mới trộn vào và dùng hoặc cũng có thể bỏ vào chưng cùng với yến nhưng sau khi đã hầm như các loại hạt và đậu.
Bên cạnh đó, khi chế biến tổ yến chúng ta cũng cần phải chú ý tránh mắc các sai lầm như sau:
- Không được dùng lò vi sóng để hâm lại tổ yến đã để trong tủ lạnh bởi vì nó sẽ làm mất đi dưỡng chất có trong yến.
- Không được nấu yến trực tiếp ở nhiệt độ cao trên 100oC vì khi đó các chất dinh dưỡng có trong tổ yến sẽ bị bay hơi; mà chúng ta cần phải gia nhiệt từ từ. Chỉ nên hấp cách thủy yến sào với một lượng nhỏ nước và sau đó dùng yến với các món ăn kèm theo như cháo hay súp đã được nấu chín riêng. Điều này không chỉ giúp tạo sự đa dạng trong việc dùng yến mà còn giúp hấp thụ chất dinh dưỡng từ yến một cách hiệu quả.
- Tuyệt đối không được chưng yến trong nồi cơm điện hoặc các loại nồi chưng yến chuyên dụng mà không hẹn giờ.
Thời gian yến sào ăn như thế nào là hợp lý
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng thời điểm tốt nhất để ăn yến sào là khi bụng đang rỗng. Bạn có thể ăn yến sào vào buổi sáng mới thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
- Một bữa sáng nhẹ từ yến sào như cháo yến, súp yến sẽ giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng rất nhanh và hiệu quả. Ngoài ra, yến sào còn giúp mọi người có một tinh thần sảng khoái để bắt đầu một ngày mới làm việc thật hiệu quả.
- Nếu thời gian ăn bữa trưa của bạn vào lúc 11h và bữa tối vào lúc 17h. Thì bạn có thể ăn yến sào như một bữa ăn phụ vào lúc 14h. Bởi vì, đây là thời điểm thức ăn ở bữa trưa đã được tiêu hóa hết.
- Khoảng 1 tiếng trước khi ngủ, nồng độ của các loại hormone tăng lên giúp tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất vào cơ thể. Đây là thời điểm chất dinh dưỡng phát huy công dụng tốt nhất cho cơ thể.
Bảo quản yến sào sau khi chế biến
Các món chế biến với tổ yến là nguyên liệu chính như yến sào chưng đường phèn thì thời gian bảo quản là khoảng 5-7 ngày được đựng trong hủ có nắp đậy kín để trong ngăn mát tủ lạnh.
Còn đối với các món ngoài nguyên liệu yến sào có kết hợp các nguyên liệu như hạt sen, táo đỏ, thịt gà, … thời gian lưu trữ để sử dụng tùy thuộc vào các nguyên liệu đi kèm. Tốt nhất các món này nên dùng trong ngày và không sử dụng khi để qua đêm.